Tổ chức Dân quân tự vệ (Việt Nam)

  • Phân theo mức độ sử dụng, dân quân tự vệ chia làm:
    • Dân quân tự vệ nòng cốt: Dân quân tự vệ nòng cốt gồm những người đang thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.
    • Dân quân tự vệ rộng rãi: Dân quân tự vệ rộng rãi gồm những thành viên dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định.
  • Phân theo mức độ cơ động, dân quân tự vệ nòng cốt chia làm ba loại:
    • Dân quân cơ động: Là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
    • Dân quân tại chỗ: Ở địa phương gọi là dân quân, ở cơ quan gọi là tự vệ
    • Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
  • Phân theo biên chế, dân quân tự vệ nòng cốt chia làm hai loại:
    • Dân quân tự vệ bộ binh
    • Dân quân tự vệ binh chủng
  • Phân theo trọng điểm có:
    • Dân quân thường trực: là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
    • Dân quân tự vệ biển: Là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam.

Dân quân tự vệ được biên chế thành đơn vị gồm:

  • Tổ
  • Tiểu đội, khẩu đội (đối với pháo binh)
  • Trung đội
  • Đại đội, hải đội (đối với dân quân tự vệ biển)
  • Tiểu đoàn, hải đoàn (đối với dân quân tự vệ biển)

Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:

  • Thôn đội: tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;
  • Xã đội (Ban chỉ huy quân sự cấp xã): Tổ chức trung đội dân quân cơ động
  • Ban chỉ huy quân sự ở đơn vị cơ sở: tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;
  • Ban chỉ huy quân sự ở các cơ quan Trung ương